Chuẩn đầu ra ngành Du lịch Khách sạn

Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển khối ngành du lịch nhà hàng – khách sạn tăng mạnh. Quản trị khách sạn là một trong những ngành “công nghiệp không khói” đang thu hút nhiều bạn trẻ đăng ký theo học. Sau 4 năm đào tạo; đối với những trường đại học có ngành Du lịch Khách sạn sẽ có chuẩn đầu ra như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

ngành Du lịch Khách sạn
Chuẩn đầu ra ngành Du lịch Khách sạn

Yêu cầu về kỹ năng

Kỹ năng cứng: 

– Lên kế hoạch, phân công, bố trí nhân sự đúng người; đúng lúc, đúng thời điểm, đúng khả năng.

– Thu thập, lưu trữ và phân tích thông tin để hiểu và nắm bắt tình hình của tổ chức; diễn biến của thị trường nhằm tìm ra các mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng trong phạm vi công việc hoặc chuyên môn của mình phụ trách.

– Biết vận dụng kết quả phân tích và đưa ra được các quyết định đạt mức tối ưu để sử dụng; và điều phối các nguồn lực nhằm đạt mục tiêu của tổ chức nhằm hạn chế những rủi ro thất thoát cho tổ chức.

– Giải  quyết các tình huống trong công việc; xử lý những xung đột về lợi ích trong công việc và xã hội.

Kỹ năng mềm: 

– Kỹ năng giao tiếp; lễ tân đón tiếp ngoại giao.

– Kỹ năng thuyết trình, lắng nghe, thuyết phục; đàm phán với các đối tác trong môi trường làm việc đa văn hóa.

– Kỹ năng xây dựng, lãnh đạo, tổ chức làm việc nhóm, quản lý thời gian.

– Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.

– Sử dụng tốt các phần mềm tin học văn phòng; hiểu và sử dụng thành thạo một số phần mềm cơ bản về quản lý; kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, khách sạn.

– Sử dụng thành thạo Tiếng Anh trong giao tiếp; làm việc và tham khảo tài liệu chuyên môn trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà hàng.

– Sử dụng ngoại ngữ thứ hai khi giao tiếp với các đối tác có liên quan trong công việc ở trình độ cơ bản.

Yêu cầu về kiến thức

Kiến thức chung:

– Kiến thức về kinh tế trong lĩnh vực du lịch.

– Kiến thức về quản trị.

– Kiến thức về giao tiếp, lễ tân ngoại giao, thuyết trình và thuyết phục khách hàng.

– Kiến thức về xã hội, kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý …

Kiến thức chuyên ngành:

– Kiến thức khách sạn, nhà hàng.

– Kiến thức về ẩm thực và văn hóa ẩm thực.

– Kiến thức về vận hành và quản trị kinh doanh khách sạn – nhà hàng.

– Kiến thức về phục vụ và chăm sóc khách hàng.

– Kiến thức về bán hàng và quản trị bán hàng.

Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng ngành Du lịch
Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng ngành Du lịch

Yêu cầu về thái độ

– Có phẩm chất đạo đức tốt; có tính kỷ luật cao; có thái độ và phong cách văn minh; lịch thiệp và chuyên nghiệp.

– Trung thực và tận tâm với công việc, có lòng yêu nghề; có ý thức trách nhiệm; đạo đức nghề nghiệp và tự hào về công việc.

– Có năng lực giao tiếp, ứng xử hợp văn hóa; luôn sẵn sàng tương trợ giúp đỡ và hợp tác tốt với đồng nghiệp, khách hàng và cộng đồng.

– Có tinh thần ham học hỏi, cầu thị, cải tiến và thường xuyên phấn đấu; cập nhật các kiến thức mới, hiện đại  để nâng cao năng lực của bản thân.

– Luôn nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo; phát triển và khởi nghiệp.

Học tập nâng cao trình độ

Sau khi tốt nghiệp ngành Du lịch Khách sạn bậc Đại học, sinh viên có thể tiếp tục:

– Học tập, nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ; tiến sĩ trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp.

– Học học tập; nghiên cứu và phát triển năng lực bản thân để trở thành các nhà quản lý các cấp khác nhau trong lĩnh vực du lịch – khách sạn và các lĩnh vực khác.

– Học tập, nghiên cứu, phát triển sang các ngành đào tạo khác thuộc nhóm ngành kinh tế; quản lý và quản trị kinh doanh.

Vị trí công việc

Với những kiến thức chuyên ngành và kỹ năng nghiệp vụ được đào tạo; sinh viên tốt nghiệp ngành Du lịch khách sạn có thể đảm nhận tốt các vị trí công việc:

– Nhân viên quản lý, điều hành tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, các bộ phận tác nghiệp và chức năng tại các cơ sở lưu trú, các khách sạn hay các khu nghỉ dưỡng cao cấp quốc tế.

– Nhân viên quản lý tại các cơ sở kinh doanh nhà hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch khác.

– Chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước; các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tư vấn về du lịch và khách sạn.

– Nghiên cứu viên trong lĩnh vực kinh tế du lịch; quản lý khách sạn tại các viện, trung tâm nghiên cứu.

– Giảng viên giảng dạy chuyên ngành du lịch và khách sạn tại các cơ sở đào tạo.

Với kiến thức chuyên môn vững vàng cùng vốn ngoại ngữ thông thạo; sinh viên tốt nguyện ngành Quản trị khách sạn có nhiều cơ hội làm việc trong nước lẫn quốc tế.

việc làm ngành Du lịch Khách sạn
Thông tin việc làm ngành Du lịch Khách sạn

Từ những chia sẻ trên; ta thấy rằng chuẩn đầu ra ngành Du lịch Khách sạn tuy có rất nhiều yêu cầu nhưng chỉ cần chúng ta chăm chỉ; cố gắng và luôn biết trau dồi bản thân thì những yêu cầu trên thực sự rất dễ dàng để đạt được. Chúc bạn thành công.