Giải pháp kích cầu du lịch nội địa ở Việt Nam

Trong hội nghị “Thời điểm vàng khám phá du lịch Việt” do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân tổ chức đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm kích cầu du lịch nội địa ở Việt Nam hậu covid-19.

Giải pháp kích cầu du lịch nội địa ở Việt Nam
Nhiều giải pháp nhằm kích cầu du lịch nội địa hậu Covid-19 tại Việt Nam

Xu hướng du lịch sau giãn cách xã hội

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam đang được kiểm soát rất tốt nhưng du lịch quốc tế vẫn đình trệ do dịch vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới; Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra dự báo; từ nay đến cuối năm 2020, khách du lịch nội địa sẽ chiếm tới 95% tổng lượng khách trong năm 2020.

Từ dự báo trên; các ý kiến tại hội nghị đã tập trung vào vấn đề làm thế nào để kích cầu du lịch trong nước; để du lịch nội địa bù đắp được cho việc sụt giảm nghiêm trọng lượng khách quốc tế; giảm bớt thiệt hại cho các doanh nghiệp; tạo công ăn việc làm cho người lao động trong các ngành du lịch, khách sạn, hàng không…

Ngành Du lịch tại Việt Nam đang có chiều hướng khôi phục

Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp du lịch hiểu được nhu cầu của khách hàng để điều chỉnh sản phẩm; dịch vụ phù hợp; bà Emily Nguyễn, đại diện Google tại Việt Nam cho biết; khảo sát hành vi du khách qua công cụ tìm kiếm của Google cho thấy; trong 8 tuần vừa qua tìm kiếm về du lịch biển đảo ở Việt Nam đã tăng gấp đôi so với thời gian mới xảy ra dịch bệnh.

Đại diện Google cũng nhận định; đến thời điểm này, đã có sự phục hồi về nhu cầu du lịch nội địa; đặc biệt trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, thể hiện qua sự tăng trưởng số lượng chuyến bay trong khoảng 30 ngày qua; đến các điểm du lịch như Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng…

Giải pháp phải đi đôi với hành động

Bằng những nhận định tích cực về khả năng khôi phục của du lịch nội địa; đại diện các địa phương đều thể hiện sự quyết tâm sẽ đẩy mạnh các liên minh kích cầu du lịch. Theo đó; các tỉnh khu vực miền Trung như Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk… sẽ công bố các chương trình liên kết giữa các địa phương và các doanh nghiệp du lịch; khuyến khích các địa phương miễn giảm vé tham quan các điểm di tích; thực hiện giảm giá các dịch vụ từ 10% trở lên.

Với đại diện ngành du lịch Thừa Thiên Huế; hành động cụ thể của du lịch tỉnh là giảm 50% phí tham quan trên địa bàn từ ngày 8/5 đến 8/7; giảm 20%-30% giá phòng và các dịch vụ khác; xây dựng chương trình điểm đến an toàn; ở khách sạn 4 sao với chi phí thấp…

Các địa phương khác thì mong muốn kích cầu mạnh mẽ hơn với sự phối hợp của các hãng hàng không trong việc mở đường bay; giảm giá vé máy bay; kết hợp với các doanh nghiệp du lịch đưa ra các sản phẩm trọn gói vé máy bay và khách sạn với mức giá hấp dẫn.

Các đại diện du lịch tại địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy ngành Du lịch
Ngành Du lịch tại đh duy tân: trải nghiệm môi trường học tập năng động và chuẩn “sao”

Không dừng lại ở đó; đại diện các địa phương còn mong muốn Hiệp hội Du lịch Việt Nam triển khai và công bố các gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch đã tiên phong trong phục vụ cách ly khách du lịch; ưu tiên các doanh nghiệp đăng ký chương trình kích cầu du lịch sau dịch.

Để thúc đẩy du lịch nội địa căn cơ hơn; Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng cho rằng; có 2 vấn đề cần quan tâm là triển khai đầy đủ các tiêu chí về du lịch an toàn và làm thế nào để người dân có tiền đi du lịch. Hiện chúng ta chưa có đề xuất cho vay kích cầu; phát triển du lịch nội địa.

Ngoài ra; Thứ trưởng còn nêu yêu cầu các địa phương phải đưa ra những chính sách; cố gắng hỗ trợ doanh nghiệp để thực hiện những kế hoạch kích cầu du lịch nội địa ở Việt Nam. Nếu không chia sẻ lẫn nhau và được hỗ trợ kịp thời thì các doanh nghiệp có thể sẽ sụp đổ nhanh chóng.