Vai trò của ngành Du lịch trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Việt

Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn; thu hút mạnh khách du lịch, trở thành một trong 10 quốc gia có số lượng khách quốc tế cao nhất thế giới. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch Việt Nam; khẳng định vị thế ngày càng quan trọng của “ngành công nghiệp không khói” đối với nền kinh tế quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Vai trò của ngành Du lịch đối với mỗi quốc gia thì khác nhau; nhưng với Việt Nam nó chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.

Vai trò của ngành Du lịch đối với kinh tế Việt Nam
Việt Nam luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách nước ngoài

Du lịch là một hệ thống phức hợp những quan hệ và hoạt động kinh tế của các chủ thể tham gia trong quá trình tổ chức sản xuất; cung ứng và tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ du lịch; nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội cho các bên tham gia và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Du lịch tham gia tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ; đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Du lịch như đầu mối “xuất nhập khẩu” ngoại tệ; phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế.

Trên bình diện chung; hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Trong phạm vi một quốc gia; hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ; hàng hoá; điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn; kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu; vùng xa.

Khu vực du lịch đã mang lại cho Việt nam cơ hội to lớn trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp chuyển sang một nền kinh tế dựa vào dịch vụ. Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch; tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng.

Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ lượng khách du lịch không ngừng tăng cao mỗi năm; ngành dịch vụ khách sạn và nghỉ dưỡng ngày càng được đầu tư mạnh. Nhiều doanh nghiệp ngoại cũng nhắm vào ngành khách sạn tại Việt Nam như Marriott International; InterContinental; Accor Hotels; VinGroup; Hilton Worldwide;… Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới, phát triển đường lối giao thông quốc tế .

Du lịch phát triển góp phần tăng tỷ trọng ngành du lịch Việt Nam; từ đó sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch; du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà du lịch mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa; tận dụng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác.

Dịch bệnh toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến du lịch và kinh tế Việt Nam

Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đặt mục tiêu: đến năm 2020; du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; thu hút 17 – 20 triệu lượt khách quốc tế, đóng góp hơn 10% GDP; giá trị xuất khẩu từ du lịch đạt hơn 20 tỷ USD và chính thức trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030.

Tuy nhiên; ngành du lịch Việt Nam đang chịu nhiều thiệt hại trong dịp đầu năm 2020 vì dịch Covid-19 bùng phát. Chỉ trong một thời gian rất ngắn; dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lên tất cả các ngành nền kinh tế trong đó ngành du lịch bị ảnh hưởng khá nặng nề. Nếu dịch bệnh kéo dài; nhiều công ty du lịch, khách sạn, hàng không; vận chuyển, nhà hàng, điểm mua sắm du lịch… có thể đứng trước nguy cơ phá sản.

Bên cạnh đó; ngành du lịch Việt Nam đứng trước nguy cơ một năm sụt giảm mạnh về lượng khách và doanh thu. Hàng triệu lao động trong ngành du lịch có nguy cơ bị giảm thu nhập thậm chí bị cắt giảm do thiếu việc. Từ những vai trò của ngành Du lịch đã được kể đến ở trên; ta có thể thấy được ngành Du lịch quan trọng như thế nào đối với nền kinh tế nước ta. Ngành du lịch có phát triển hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn không những đến nền kinh tế mà còn đối với xã hội.