Một số địa điểm ăn uống và tham quan ở Hội An

Nằm cách Tp. Đà Nẵng 30km về phía Nam; phố cổ Hội An mang một nét đẹp cổ kính, bình dị và nên thơ. Đặt chân đến Hội An; nhất định bạn nên thưởng thức những món ăn và đến những địa điểm sau:

Ăn gì?

Cơm gà Bà Buội

Cơm gà Hội An từ lâu đã rất nức tiếng và khi đến đây chắc chắn bạn không thể bỏ qua được. Đặc trưng của cơm gà ở đây là ăn kèm với hành tây, rau răm, đu đủ chua, một ít rau thơm,… các hương vị hòa quyện vào nhau rất hấp dẫn và kích thích vị giác. Hội An có rất nhiều quán cơm gà ngon nhưng đứng đầu danh sách phải kể đến là Cơm gà Bà Buội (26 Phan Châu Trinh). Ngoài ra còn có cơm gà Bà Hương – Kiệt (hẻm) Sica; cơm gà Bà Minh; Cơm gà Nga…

Bánh mì Phượng

Bánh mì Phượng là món thứ 2 bạn nên thử khi đến Hội An. Đây là quán bánh mì được đầu bếp nổi tiếng thế giới Anthony Bourdain gọi là bánh mì ngon nhất thế giới. Thực đơn của quán rất phong phú với hàng chục loại nhân; từ các loại chả, lạp xưởng đặc trưng của Việt Nam cho đến các món mang hơi hướng “Tây” như jambon, pate, xúc xích, phô mai, thịt xông khói…, và đương nhiên không thể bỏ qua các loại nước xốt, mayonnaise đặc chế riêng của quán.

Cao Lầu

Cao lầu cũng là một món đặc sản của Hội An. Dù ở Đà Nẵng – Quảng Nam có rất nhiều quán bán Cao Lầu nhưng thực sự phải đến Hội An; bạn mới được ăn Cao Lầu đúng chất nhất. Có nhiều quán bán Cao Lầu ở Hội An nhưng nổi tiếng nhất là quán Bà Bé, quán Trung Bắc.

Qua cầu Cẩm Nam chừng 100m; bạn sẽ thấy một dãy hàng quán sát nhau với những tấm bảng hiệu đề cùng một nội dung “Hến xào – Chè bắp – bánh đập”. Những món ăn này có hương vị rất riêng; vừa ngon vừa lạ và giá cũng rất hợp túi tiền.

Đi đâu?

Chùa Cầu

Chắc chắn đến Hội An thì điểm đầu tiên bạn không thể bỏ qua là Chùa Cầu bởi đây là biểu tượng của Hội An.  Cây cầu này nằm giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Chùa Cầu được xây dựng vào cuối thế kỷ 16; có mái che khá độc đáo cùng các kết cấu; họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.

Hội quán Phúc Kiến

Ở Hội An có rất nhiều Hội quán; mỗi Hội quán đều có một lịch sử và nét đặc trưng riêng. Hội quán Phúc Kiến (46 Trần Phú) có tiền thân là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Hội quán Triều Châu (92B Nguyễn Duy Hiệu) được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi.

Hội quán Quảng Đông (176 Trần Phú) được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885; ban đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang. Ngoài ra; ở Hội An còn rất nhiều ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi mà bạn có thể ghé tham quan.

Biển Cửa Đại

Đi xa trung tâm Phố cổ một chút; bạn sẽ đến với biển Cửa Đại – một bãi tắm đẹp, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và rất sẵn các quán hải sản tươi ngon với giá rẻ. Hay khi đến biển An Bàng; bạn sẽ được cảm nhận sự trong lành tuyệt diệu khi thả bộ dọc theo triền cát; đón ánh mặt trời lên, ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi lúc hừng đông trên mặt biển.

Công viên đất nung Thanh Hà

Cách trung tâm phố cổ 3km về hướng Tây; bạn sẽ đến với làng gốm Thanh Hà. Đây là ngôi làng nổi tiếng về lầm gốm vào thế kỷ 16-17. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa; sau khi tiếp thu được một số vốn liếng kỹ thuật thì đã hình thành làng gốm như ngày nay.