Kiến thức kỹ năng
Thế nào là một nhân viên ngành khách sạn giỏi?
Rất nhiều bạn trẻ; nhất là những ứng cử viên đang tìm kiếm công việc tại khách sạn – nhà hàng vẫn thường băn khoăn; chưa nhận định được “Thế nào là một nhân viên ngành khách sạn giỏi?”; ở mỗi một vị trí cụ thể sẽ có những tiêu chí đáng giá riêng và nếu bạn muốn làm thực sự tốt công việc của một nhân viên ngành khách sạn thì điều hiển nhiên là bạn phải ghi nhớ hết chúng.
FO – Lễ tân giỏi
Không phải bạn biết check-in; check-out là giỏi – đi làm nhiều nơi, nhiều năm là giỏi – có bằng cấp cao là giỏi… Khách sạn cần 1 bạn lễ tân:
- Trong 8h làm việc làm được tất cả các việc trong checklist với tinh thần phục vụ khách cao dù là vượt quá khả năng của bạn ấy
- Out/ in đúng quy trình, thời gian, tiêu chuẩn và số lượng (khoảng 30-40 phòng, thậm chí 70-80 phòng cho 1 ngày ở những khách sạn lớn)
- Thái độ hợp tác tốt trong công việc với nhân viên cùng ca, cùng bộ phận và nhân viên các bộ phận khác trong khách sạn
- Không ngại giúp/ hỗ trợ khách hết sức có thể
- Không quá mất thời gian cho các việc đơn giản, như soạn email cơ bản chỉ mất 1-3 phút, thay vì phải ngồi gõ 2 ngón mất đến 30p
- Không để việc đùn vào ca sau quá nhiều
- Linh hoạt xử lý những sự cố cơ bản, không phải việc tí tẹo nào cũng đứng đơ ra xanh mặt rồi gọi FOM cứu giúp
- Khi đã được training sẽ chắc chắn nắm được vấn đề và linh hoạt quy trình cho từng tình huống cụ thể
- …
Housekeeping – Nhân viên buồng phòng giỏi
Thật ra; Housekeeping (HK) làm 23-30 phòng/ 8h làm việc là quá sức tuyệt vời rồi – nhưng nếu bạn làm 23 phòng đó sạch kin kít; không một vết bẩn hay lỗi nhỏ gì thì sẽ còn tuyệt vời hơn. Tuy nhiên; để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và thỏa mãn các tiêu chí đánh giá chất lượng phục vụ buồng khách; thật ra, 1 HK chỉ cần làm 10-13 phòng và đúng chuẩn “cleanliness” là được; chứ không cần thiết là nhiều phòng rồi chất lượng tàm tạm; sau đó giải thích rằng “làm nhiều phòng quá nên…”
Không chỉ như vậy; một HK giỏi là người có thể quản lý thời gian làm việc của bản thân; sắp xếp mọi thứ hoàn hảo để công việc đạt hiệu quả cao nhất dù lượng khách có đông đến đâu. Ngoài ra; việc biết tiết kiệm cho khách sạn ở các mặc như: sử dụng nước tẩy rửa cũng là một điều khiến bạn được đánh giá cao hơn. Đồng thời; khả năng giao tiếp, thân thiện cũng góp phần xây dựng “bộ mặt” cho khách sạn nơi bạn đang làm việc.
F&B – Nhân viên phục vụ giỏi
Tương tự; xét ở vị trí waiter/ waitress; một nhân viên phục vụ giỏi cần:
- Phục vụ liên tục và chính xác số lượng lớn bàn khách được phân công; có mặt ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu hay giải đáp thắc mắc; than phiền của khách
- Hỗ trợ nhân viên cùng bộ phận; nhân viên toàn khách sạn trong phục vụ khách
- Linh hoạt xử lý những tình huống, sự cố cơ bản, hạn chế tối đa việc khách làm lớn chuyện; ảnh hưởng đến những bàn khách khác và uy tín; thương hiệu nhà hàng nói riêng, khách sạn nói chung
- Giao tiếp tốt với khách hàng; có khả năng gợi chuyện, bắt chuyện tự nhiên và lịch sự; tạo sự thân thuộc với khách; khiến khách hài lòng và muốn quay lại lần sau
- Tuyệt đối không có thái độ hay hành vi phân biệt đối xử khách; mâu thuẫn với nhân viên hay bất mãn với quản lý gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc; chất lượng dịch vụ
- Kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân
- Không làm việc riêng trong giờ làm việc
- Quan sát và nắm bắt nhanh chóng tâm lý khách hàng – đề nghị được giúp đỡ, order món hay thanh toán trước khi khách đề nghị
- …
Cùng trải nghiệm môi trường học tập ngành Du lịch tại ĐH Duy Tân
Thế mới nói; thái độ hơn trình độ, bằng cấp chỉ là “vật ngoài thân”, làm đẹp hơn cho hồ sơ xin việc của nhân viên ngành khách sạn – nhà hàng – còn kinh nghiệm cũng chỉ là điều tham khảo; giúp tạo ấn tượng và sức thuyết phục cao hơn để bạn trúng tuyển. Về sau; thực tế công việc và hiệu suất làm việc; thái độ trong công việc sẽ chứng minh sự phù hợp của bạn với vị trí đó – lâu dần là cơ sở để đánh giá và xét duyệt khen thưởng; tăng lương đến thăng tiến trong nghề.
Pingback: Mức lương lễ tân khách sạn là bao nhiêu? | Ngành Du lịch
Pingback: Giúp nhân viên khách sạn tạo được động lực | Ngành Du lịch