Tin tức Du lịch
Ngành Du lịch Việt Nam hiện nay cần làm gì để hồi sinh hậu covid-19?
Ngành Du lịch Việt Nam hiện nay đã bắt đầu có những bước phục hồi đầu tiên; tuy tình hình dịch vẫn còn khá phức tạp nhưng bằng sự cố gắng thì có thể nói ở nhiều quốc gia covid-19 đã phần nào được khống chế. Câu hỏi đặt ra lúc này là “Ngành Du lịch Việt Nam cần làm gì để hồi sinh giai đoạn hậu covid-19?”.
Dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành Du lịch và khách sạn tại Việt Nam. Tuy nhiên; tất cả các bên liên quan đều đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng; qua đó giúp Việt Nam hạn chế số ca tử vong và kiểm soát được dịch bệnh.
Theo Tổng cục Thống kê; khách quốc tế đến Việt Nam đạt 17,7 nghìn lượt người trong tháng 11/2020; tăng 19,6% so với tháng trước nhưng giảm 99% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng; chống dịch COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế.
Lượng khách đến chủ yếu là chuyên gia; lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam và lái xe vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ. Trong đó; chủ yếu là khách đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Lào; chiếm 75,3% lượng khách đến trong tháng.
Nhìn chung 11 tháng năm 2020; khách quốc tế đến nước ta đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 76,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó; khách đến bằng đường hàng không đạt 3.073,8 nghìn lượt người; chiếm 80,4% lượng khách quốc tế đến Việt Nam; giảm 76,4%; bằng đường bộ đạt 602,6 nghìn lượt người; chiếm 15,8% và giảm 80,3%; bằng đường biển đạt 144,6 nghìn lượt người, chiếm 3,8% và giảm 37,8%.
Bên cạnh đó; doanh thu du lịch lữ hành 11 tháng ước tính đạt 16,6 nghìn tỷ đồng; chiếm 0,4% tổng mức và giảm 58,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,9%). Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 11 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là Khánh Hòa giảm 84,3%; Quảng Nam giảm 77,4%; TP Hồ Chí Minh giảm 77%; Đà Nẵng giảm 73,7%; Hà Nội giảm 46,8%; …
Doanh thu dịch vụ lưu trú; ăn uống 11 tháng năm nay ước tính đạt 461,2 nghìn tỷ đồng; chiếm 10% tổng mức và giảm 13,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,6%). Trong đó; Khánh Hòa giảm nhiều nhất với 57,4%; Quảng Ninh có mức giảm thấp là 1,3%.
Hậu covid-19, làm gì để hồi sinh ngành Du lịch Việt Nam
Khi các quốc gia bắt đầu thảo luận về kịch bản mở cửa lại biên giới; tất cả các đối thủ cạnh tranh trong khu vực sẽ cố gắng thu hút những du khách có nhiều nhu cầu đi lại. Do đó; Việt Nam phải nỗ lực để trở thành một điểm đến cạnh tranh trong phạm vi có thể. Trong bối cảnh hiện nay; có một điểm thú vị là nhiều du khách; đặc biệt là du khách châu Âu, đã bắt đầu đặt các chuyến du lịch đường dài cho năm 2021.
Theo báo cáo của nhóm công tác du lịch VBF; đây chính là cơ hội thực sự để áp dụng chính sách thị thực thân thiện hơn với du khách; kể cả khi chính sách này chỉ thử nghiệm trong thời gian 2 năm.
Nhóm công tác du lịch VBF cho rằng danh sách quốc gia được miễn thị thực sau covid-19 cần được mở rộng; để du lịch có thể phát huy vai trò là thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam và thúc đẩy ngành này phục hồi sau đại dịch.
Chính sách thị thực nhập cảnh là một trong những công cụ của Chính phủ có tác động lớn nhất đến dòng khách du lịch quốc tế. Báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) nhấn mạnh rằng lượng khách du lịch quốc tế đã tăng từ 5% lên 25% chính là nhờ áp dụng chính sách hỗ trợ thị thực.
Theo báo cáo “Tác động của chính sách tạo thuận lợi thị thực đối với tạo việc làm ở các nền kinh tế G20”; Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới cho rằng; trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch; các chính sách thị thực có lẽ là công cụ hiệu quả nhất mà chính phủ có thể áp dụng.
Tiếp đó; nên nâng thời hạn miễn thị thực từ 15 lên 30 ngày. Giải pháp này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam đối với phân khúc du lịch đường dài; bằng cách cho phép du khách lưu trú trong thời gian dài hơn để khám phá văn hóa và vẻ đẹp thiên nhiên của Việt Nam; đồng thời giúp tăng mức chi tiêu bình quân của du khách đến Việt Nam.
Miễn thị thực lưu trú ngắn hạn đối với khách du lịch vì mục đích công việc và các nhóm; đoàn khách đã đăng ký trước khi nhập cảnh vào Việt Nam để tham hội nghị; hội thảo; sự kiện và du lịch khen thưởng.
Ngoài ra; du lịch MICE là một phân khúc năng động trong lĩnh vực du lịch kết hợp hội họp toàn cầu; đồng thời là một nhân tố đóng góp quan trọng cho các phân khúc khách sạn và lữ hành liên quan.
Cuối cùng chính là cấp thị thực lưu trú dài hạn 3 tháng cho một số thị trường du lịch outbound (đưa người Việt Nam đi du lịch nước ngoài), chẳng hạn như Châu Âu; tập trung vào đối tượng là người cao tuổi có thu nhập cao; vốn thường lưu trú “trong suốt mùa đông”.
“Tầm quan trọng của ngành lữ hành và du lịch đối với nền kinh tế của Việt Nam là không thể phủ nhận. Lĩnh vực này tạo ra giá trị kinh tế khoảng 9,2% GDP năm 2019. Bên cạnh đó; vì mục tiêu đầy tham vọng của Chính phủ là phát triển du lịch thành một ngành mũi nhọn của nền kinh tế; cần ghi nhận sự đóng góp của ngành đối với phúc lợi kinh tế xã hội của Nhà nước và hỗ trợ ngành phát triển thông qua một kế hoạch chiến lược hiệu quả để marketing du lịch quốc tế; đặc biệt trong quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19”; Nhóm công tác du lịch VBF cho biết.
Theo đó; nhóm này đã đưa một số khuyến nghị cho Chính phủ Việt Nam như: Lập Kế hoạch marketing và quảng bá tổng thể cho 24-36 tháng để chủ động hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau đại dịch COVID-19; kèm phân bổ ngân sách. Giải pháp này cần được ưu tiên hàng đầu vì các quốc gia sẽ sớm mở lại biên giới; cùng ngân sách tối thiểu 10 triệu USD (có thể bổ sung thông qua quan hệ đối tác với khu vực tư nhân).
Thành lập Hội đồng Du lịch Việt Nam – cơ quan đại diện chính thức cho Việt Nam tại các thị trường du lịch outbound và tích cực phối hợp với các công ty quản lý tour; hãng hàng không và truyền thông tại các thị trường đó; đồng thời cũng là đầu mối hỗ trợ cho các công ty du lịch coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn.
Phân bổ hợp lý hơn cho quỹ xúc tiến du lịch quốc gia từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ xúc tiến du lịch; Tạo điều kiện phát triển quan hệ đối tác công-tư để quản lý và vận hành hiệu quả quỹ xúc tiến du lịch; nhằm mục đích đưa Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu trong ASEAN.
Ngoài ra; tập trung nỗ lực quảng bá vào các thị trường mục tiêu với số lượng khách cao và ổn định; có xu hướng lưu trú trong một thời gian dài; ghé thăm thường xuyên và chi tiêu nhiều hơn khi đi du lịch tại Việt Nam.
Cuối cùng; chính là thiết lập và tăng cường các cơ chế phối hợp; trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp; hiệp hội và khu vực công liên quan đến du lịch; thường xuyên hợp tác với các nhóm; hiệp hội ngành và điều phối cơ cấu tổ chức. Thiết lập cơ chế phối hợp trên toàn khu vực để tập trung và tối đa hóa hành động của các tỉnh để đạt hiệu quả hợp tác đồng bộ hơn.
Theo Báo Nhadautu.vn
Pingback: Ông tổ ngành Du lịch Việt Nam | Ngành Du lịch
Pingback: Ngành Du lịch đã chịu ảnh hưởng gì từ Mass Tourism?
Pingback: Ngành Du lịch trong mùa tuyển sinh 2020 | Ngành Du lịch
Pingback: "Vạn Lý Trường Thành" phiên bản thu nhỏ | Ngành Du lịch
Pingback: Ngành Du lịch chịu ảnh hưởng từ dịch Corona | Ngành Du lịch
Pingback: Ưu điểm ngành Du lịch Việt Nam | Ngành Du lịch