Kinh nghiệm cho sinh viên ngành Du lịch

Bạn đang và sẽ là sinh viên ngành Du lịch. Bạn đang tìm kiếm những bí quyết để làm thế nào để có một kế hoạch học tập khoa học? Làm sao để có thể học tốt được tiếng anh? Làm sao để ghi điểm trước nhà tuyển dụng?,… Các bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm bổ ích dành cho sinh viên ngành Du lịch dưới đây:

1 – Kinh nghiệm học tập hiệu quả

Để có thể làm tốt được công việc trong ngành Du lịch trong tương lai, trước hết bạn phải dành nhiều thời gian cho việc học tập trau dồi kiến thức. Để có thể thu được những kết quả tốt nhất trong học tập, điều đầu tiên bạn cần là có một kế hoạch học tập thật khoa học. Có một số điều bạn cần lưu ý là:

– Lập kế hoạch dựa trên quỹ thời gian của cá nhân: Bạn phải xác định được trong 1 ngày hay trong 1 tuần, quỹ thời gian của bạn được dùng cho những việc gì? Học trên lớp, học nhóm, học thư viện, đi làm thêm, tập thể dục thể thao, đi chơi với bạn bè,… Dựa theo đó, bạn sẽ phân chia quỹ thời gian của mình theo thứ tự tầm quan trọng của mỗi công việc.

– Học ở đâu là thuận lợi: Ngoài giờ học trên giảng đường, khi tự học bạn có thể chọn một số nơi như thư viện của trường, phòng riêng, phòng tự học ký túc xá, quán cafe,… Quan trọng là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của bạn. Nhiều bạn nghĩ quán cafe không phải là nơi phù hợp nhưng thực tế hiện nay có rất nhiều quán cafe được thiết kế dành riêng cho các bạn học sinh – sinh viên đến học tập, thậm chí có nhiều quán còn để nhiều sách báo, tạp chí rất bổ ích. Còn riêng thư viện thực sự là một nơi lí tưởng bởi sự yên tĩnh và nguồn tài liệu phong phú. Ở nhiều trường đại học như Đại học Duy Tân ở Tp. Đà Nẵng, thư viện còn được trang bị hệ thống máy tính, laptop hiện đại để sinh viên có thể tra cứu thông tin hay làm bài tập.

– Học đi đôi với hành: Đối với ngành Du lịch, ngoài những kiến thức chuyên môn bạn cần trau dồi thêm nhiều kỹ năng nghiệp vụ và để vững tay nghề thì bạn cần dành nhiều thời gian cho việc thực hành, luyện tập. Thực ra, ở nhiều trường đại học đào tạo ngành Du lịch đã đầu tư xây dựng những phòng thực hành riêng cho sinh viên theo học ngành này. Ví dụ như Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Duy Tân, Đại học Đại Nam đều có những phòng thực hành pha chế, khách sạn thực hành,…

Đại học Duy Tân có những phòng thực hành pha chế, khách sạn thực hành,...

Đại học Duy Tân có những phòng thực hành pha chế, khách sạn thực hành,…

2 – Kinh nghiệm đi thực tập thành công

Thực tập chính là cơ hội “vàng” để bạn được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế của ngành Du lịch, vận dụng những kiến thức – kỹ năng đã được học vào công việc và tự tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Để có một kỳ thực tập thành công, bạn cần chú ý đến những điều sau:

– Tác phong: Bất kỳ một công việc nào, nhất là với ngành Du lịch với đặc thù là phục vụ nhiều đối tượng du khách khác nhau, bạn cần có một tác phong nhanh nhẹn, đầu tóc gọn gàng, quần áo chuẩn mực (theo đồng phục) và đặc biệt là phải luôn đi làm đúng giờ.

– Thái độ: Vui vẻ, lịch sự, hòa đồng, thân thiện, khiêm tốn, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác và có tinh thần cầu thị.

3 – Kinh nghiệm “lọt mắt xanh” nhà tuyển dụng

– Đến buổi phỏng vấn sớm, trang phục lịch sự và mang theo hồ sơ dự phòng khi nhà tuyển dụng không có sẵn hồ sơ của bạn trong tay vì một lí do nào đó sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt đầu tiên với họ.

– Nhà tuyển dụng sẽ rất thất vọng khi họ hỏi “Bạn đã biết những gì về chúng tôi?”, “Tại sao bạn lại muốn làm việc ở đây, vị trí này?”… mà bạn lại không trả lời được. Bởi vậy, hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ về công việc và doanh nghiệp tuyển dụng.

– Các nhà tuyển dụng đều mong muốn ứng viên sẽ giúp họ giải quyết các vấn đề trong công việc như thế nào nên hãy cho họ biết với kiến thức và kỹ năng của mình, bạn sẽ đóng góp được gì cho công việc cũng như công ty.

– Thể hiện lòng đam mê với công việc: Bất kỳ một công việc nào cũng có những khó khăn không riêng gì ngành du lịch nên bạn hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn thật sự yêu công việc đó và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để mang đến hiệu quả tốt nhất cho công việc.

>> Xem thêm: Những câu hỏi hay về tuyển sinh đại học ngành du lịch 2019

One thought on “Kinh nghiệm cho sinh viên ngành Du lịch

  1. Pingback: Kinh nghiệm với sinh viên ngành Du lịch | Ngành Du lịch

Comments are closed.