Khám phá Tây Giang

Cách Đà Nẵng 120km về phía tây, cung đường lên Tây Giang đầy cam go, thách thức sự dũng cảm của những gã Bạn ưa du lịch và có “nồng độ” phượt cao. Nằm trên đỉnh Trường Sơn hùng vĩ, Tây Giang – huyện miền núi của tính Quảng Nam là nơi có sương mù bao quanh, mây núi bốn bề, khói bếp lan tỏa và hơi thở của con người hòa quyện vào nhau tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ mông lung huyền ảo đến mức mê hoặc lòng người.

Trên mỗi chuyến đi, ai cũng có cho mình một suy nghĩ rằng muốn đi đến nơi thật nhanh. Nhưng nếu là Tây Giang thì các Bạn đừng vội nhé! Hãy cứ từ từ mà thưởng ngoạn những nét đẹp của thiên nhiên và con người khăp dọc đường đi để thấy “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!”.

Đồi chè Đông Giang

Đồi chè và bản làng

Nói đến đồi chè chắc hẳn nhiều Bạn sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những đồi chè xanh ngút ngàn ở các tỉnh miền núi phía Bắc phải không nào? Không cần đi xa vậy đâu, trên đường lên với Tây Giang, các Bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp xanh mát của đồi chè Đông Giang – một địa điểm được nhiều bạn trẻ tìm đến để “tậu” cho mình một bộ ảnh “sống ảo” có đầu tư.

Đây cũng là điểm dừng chân tuyệt vời để bạn có thể ngồi xuống ngắt một búp chè non, nhẩn nha nhấm nhè nhẹ để cảm nhận vị chè hơi chan chát, bùi bùi, ngòn ngọt tan dần nơi đầu lưỡi. Sau đó hãy nhắm mắt hít thật sâu. Chao ôi không khí trong lành quá! Chợt thấy mình như trôi giữa những sóng chè êm ả, lòng bồng bềnh, bao mệt nhọc dường như tan biến.

Tiếp tục rong ruổi trên những cung đường quanh co, các Bạn sẽ được ngắm nhìn nét đẹp thanh bình đầy thơ mộng của những bản làng nằm giữa lưng chừng núi. Đường đi mỗi lúc một lên cao sẽ đưa ta xa dần cái ồn ào của nơi đô thị phồn hoa, thay vào đó ta sẽ “nghe” được mùi của núi rừng ngày càng rõ rệt hơn.

Không còn là những ngôi nhà xi-măng, bê tông nữa mà thay vào đó là những ngôi nhà tranh, nhà sàn, nhà gỗ mộc mạc và cũ kỹ khiến cho mỗi con người chúng ta có cho mình một cảm giác bình yên đến lạ kỳ.

Tây Giang đây rồi…

Cảm nhận đầu tiên khi đến với Tây Giang là khí trời trong lành đến tuyệt vời. Những tiếng chim hót, tiếng nước chảy róc rách từ những con suối ven đường và những đóa hoa rừng đủ màu sắc đua nhau nở rộ như chào đón du khách đến với một vùng đất hứa của tỉnh Quảng Nam.

Người dân Cơ Tu nhảy múa ở buôn làng

Điều đặc biệt ở Tây Giang là quanh năm có sương mù bao phủ vào sáng sớm và chiều hôm. Từ tháng 2 đến tháng 6 khi không bạnn những cơn mưa tầm tã nữa là lúc khí hậu Tây Giang vào mùa đẹp nhất. Đây là thời điểm tuyệt vời cho những ai muốn đến cảm nhận bầu không khí trong lành, tươi mát và thấy như tâm hồn mình hòa quyện với đất trời.

Bạnn nếu bạn muốn “săn mây” thì chắc chắn không thể bỏ qua đỉnh Quế. Đứng trên đỉnh Quế cao chót vót, gió thổi lồng lộng, bạn sẽ choáng ngợp với màu xanh ngắt của nền trời và “biển” mây trăng bồng bềnh ôm ấp núi. Khung cảnh đó đẹp đến mơ hồn, phút chốc khiến ta phải ngẩn ngơ như đang ở chốn “bồng lai tiên cảnh” nào vậy. Đứng ở đỉnh Quế chắc có lẽ bạn chưa bao giờ nghĩ mây trời lại gần với mình đến thế, như chỉ cần một cái với tay nhẹ cũng có thể chạm được tới mây.

Nhà Gươl -nhà của người Cơ Tu

Làng truyền thống Cơ Tu

Được đánh giá là một quần thể kiến trúc độc đáo có một không hai của dân tộc Cơ Tu hiện nay tại Việt Nam, làng truyền trống nằm ngay trung tâm Huyện Tây Giang vừa được UNESCO Việt Nam trao bằng chứng nhận bảo trợ di sản.

Người Cơ Tu thiết kế nhà Gươl theo hình chiếc nón hay hình mai rùa – một kiểu kiến trúc rất đặc trưng của các dân tộc miền núi Nam Trung Bộ. Mái nhà Gươl lợp bằng lá nón và được chằm rất tỉ mỉ, độ cao của mái nhà cũng vừa phải, trung bình từ 8-10m. Người Cơ Tu rất chú trọng đến các hoa văn họa tiết và các con vật trang trí.

Những con vật được chọn trang trí nhiều nhất là trâu, chim bồ cành, kỳ đà và những con thú săn được. Không chỉ vậy, họ bạnn đưa cả hình ảnh sống động của con người vào trang trí như các thiếu nữ đang múa Tung tung da dá và những chàng trai đi săn.

Đối với người Cơ Tu, nhà Gươl có vai trò rất lớn trong đời sống, được xem là “linh hồn làng”, vì vậy người Cơ tu quan niệm nhà Gươl là ngôi nhà chung. Nhà Gươl là nơi để Hội đồng già làng họp bàn và phán quyết những vấn đề hệ trọng mang tính sống bạnn của cộng đồng, là nơi để tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của buôn làng như: Lễ ăn mừng lúa mới (Chaha Roo Tơmee), Lễ ăn thề kết nghĩa anh em giữa hai làng người Cơ Tu (Pơ- ngát); Lễ ăn mừng được mùa (Bhuối Aví),…

Nhà Gươl là nơi để những thanh niên Cơ Tu chưa vợ, những người già hằng đêm đến ngủ. Trong nhà Gươl mọi người không được ẩu đả nhau, không được cãi vã nhau… mà luôn đoàn kết đùm bọc thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh để sự tồn tại và phát triển giống nòi của cộng đồng Cơ Tu.

Đường còn dài – ta còn trẻ – xăng thì rẻ – ngồi một chỗ – để làm chi. Xách balo lên và đi thôi nào các Bạn thân yêu ơi!