Cơ hội nghề nghiệp
Triển vọng ngành Du lịch Lữ hành trong năm 2024
Sau vài năm gián đoạn vì đại dịch Covid; năm 2024 được kỳ vọng sẽ là năm phục hồi và bùng nổ của ngành du lịch toàn cầu. Nhu cầu du lịch; khám phá của người dân sau thời gian dài bị kìm nén sẽ tăng mạnh. Kéo theo đó là những điều đáng mong đợi trong triển vọng ngành Du lịch Lữ hành năm 2024.
Chính vì thế; nhu cầu nhân sự và dịch vụ trong lĩnh vực này cũng tăng theo. Đây chính là thời điểm vàng để các bạn sinh viên ngành Du lịch Lữ hành thể hiện năng lực và tìm kiếm cơ hội việc làm.
Thu nhập, thưởng cao
Thu nhập của ngành Du lịch Lữ hành được đánh giá là khá cao, ổn định, nhất là đối với lao động có trình độ. Mức lương trung bình ngành này thường ở mức 12 – 25 triệu đồng/tháng.
Riêng vị trí quản lý cấp cao có thể lên tới 40 – 60 triệu đồng/tháng hoặc hơn. Ngoài ra; nhân viên ngành Du lịch Lữ hành thường xuyên được hưởng thêm thưởng doanh thu, thưởng theo từng tour, chuyến đi… nên thu nhập thực tế có thể cao hơn nhiều so với mức lương cơ bản.
Cơ hội việc làm dồi dào với ngành Du lịch Lữ hành
Ngành Du lịch luôn thuộc nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn. Các vị trí tuyển dụng phổ biến bao gồm: nhân viên lễ tân, hướng dẫn viên, đại lý lữ hành, nhân viên bán tour/vé,…
Sinh viên ra trường có thể làm việc ở các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, sân bay, bảo tàng,… ở cả trong và ngoài nước:
- Hướng dẫn viên du lịch: là người đảm nhiệm việc thiết kế cùng với dẫn dắt các chuyến du lịch, đồng hành và giới thiệu đến du khách về lịch sử, văn hóa – xã hội, phong tục tập quán của địa điểm đó.
- Quản trị viên tại các công ty du lịch: làm việc tại các công ty du lịch, là người phụ trách về công tác quản lý, điều hành hoạt động du lịch của một công ty như thiết kế chuyến du lịch, tổ chức vận chuyển, lưu trú, ăn uống, marketing, bán hàng, …..
- Quản lý nhà hàng: là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của nhà hàng như bếp, quầy bar…
- Chuyên viên marketing du lịch: là người đảm nhiệm công việc liên quan đến phát triển chiến lược marketing về các sản phẩm hoặc các chuyến du lịch
- Quản lý dịch vụ ăn uống: chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động ăn uống tại khách sạn, khu nghỉ dưỡng…
- Chuyên viên tài chính du lịch: là người chịu trách nhiệm đến việc quản lý các hoạt động thu chi, hoạch định tài chính cho các hoạt động du lịch, chi phí vận hành hoặc phát triển các chuyến du lịch.
- Quản lý sự kiện du lịch: tổ chức và điều hành các sự kiện du lịch, bao gồm hội nghị, hội thảo, triển lãm, lễ hội,…
Tố chất cần thiết khi học ngành Du lịch Lữ hành triển vọng
Ngành Du lịch Lữ hành là một ngành học năng động, đòi hỏi sự sáng tạo và linh hoạt. Để thành công trong ngành này, sinh viên cần có những tố chất sau:
- Tự tin, năng động, yêu thích khám phá: đây là ngành đòi hỏi sự giao tiếp tốt, tự tin với khách hàng, đối tác, các đồng nghiệp, nhạy bén ứng xử với các tình huống trong chuyến đi. Sinh viên cũng cần có tinh thần năng động, nhiệt huyết, yêu thích khám phá những điều mới.
- Có kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý: khi có một nền tảng kiến thức tương đối sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về địa phương, quốc gia, từ đó có thể giới thiệu cho du khách một cách chính xác và hấp dẫn.
- Kỹ năng ngoại ngữ: đây là điều không thể thiếu đối với bối cảnh hội nhập hiện nay, ngoại ngữ giúp sinh viên giao tiếp được với khách du lịch quốc tế, tìm hiểu về các quốc gia và ngày càng phát triển hơn trong sự nghiệp.
- Kỹ năng mềm: sinh viên cũng cần trang bị bộ kỹ năng mềm như thuyết trình, đàm phán, xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm để hỗ trợ công việc tốt hơn, phát triển bản thân toàn diện trong công việc và cả cuộc sống.
Từ những chia sẻ trên; chúng ta có thể thấy rằng triển vọng ngành Du lịch Lữ hành trong năm 2024 và những năm sắp tới vô cùng đáng mong chờ. Không chỉ đối với việc làm trong nước mà cả ở các nước trong và ngoài khu vực. Nếu bạn cũng yêu thích ngành nghề này thì còn chần chừ gì nữa; hãy bắt đầu chuẩn bị đầy đủ hành trang ngay từ bây giờ thôi nào!