Cơ hội nghề nghiệp
Học ngành Du lịch Khách sạn ra làm gì?
Học ngành Du lịch Khách sạn, sinh viên sẽ được học các kiến thức về tổ chức, quản lý; điều hành các hoạt động liên quan đến du lịch tại các cơ sở lưu trú; nhà hàng và khách sạn đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh một cách hợp lý. Mục đích của ngành này là giúp người quản lý làm thế nào để cho khách sạn hoạt động hiệu quả mà vẫn đảm bảo nhận được sự hài lòng từ khách hàng. Vậy, học ngành Du lịch Khách sạn ra làm gì và làm ở đâu; bạn đã biết chưa?
Với những kiến thức được đào tạo trong quá trình học ngành ngành Du lịch Khách sạn; sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể xin việc với các lĩnh vực cụ thể sau:
-
Nhân viên lễ tân
Làm lễ tân khách sạn; bạn sẽ thực hiện các công việc liên quan đến tiếp xúc; làm thủ tục giáy tờ cũng như thanh toán cho khách hàng trong suốt quá trình lưu trú và tiếp nhận thắc mắc khách hàng để chuyển yêu cầu đến các bộ phận có liên quan.
Đây là công việc rất thích hợp cho những bạn sinh viên mới ra trường và mức lương cũng tương đối hấp dẫn tùy theo quy mô; công việc của khách sạn và khả năng của ứng viên. Thông thường; lễ tân thường nhận được mức lương từ 5-10 triệu đồng/tháng và được chia thêm phần phí dịch vụ nên cũng tương đối ổn.
-
Nhân viên phục vụ
Nhân viên phục vụ hay còn gọi là bồi bàn hoặc hầu bàn là nhân viên làm việc về mảng ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn. Bạn đừng nghĩ là bồi bàn thì không cần đến trình độ và kỹ năng; ngày nay, rất nhiều nhà hàng, khách sạn với tiêu chuẩn cao mở ra để phục vụ du khách đòi hỏi người phục vụ phải có những kỹ năng được đào tạo bài bản. Điều này bạn sẽ được học khi tham gia học ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn.
Công việc nhân viên phục vụ cần làm tốt đó là nhận yêu cầu món ăn từ khách hàng, kiểm tra món; chịu trách nhiệm về việc dụng cụ sử dụng cho ăn uống của khách hàng như muỗng, đĩa, ly, chén, đũa,…đồng thời thực hiện đúng yêu cầu về giữ gìn vệ sinh.
Mức lương cho nhân viên phục vụ phụ thuộc vào quy mô khách sạn, nhà hàng và khối lượng công việc nhưng thường nằm trong khoảng từ 5-8 triệu đồng/tháng. Đây cũng là một trong những công việc khởi đầu cho các vị trí cao hơn như giám sát; quản lý trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng.
-
Nhân viên buồng phòng
Nhân viên buồng phòng có nhiệm vụ giữ cho phòng ốc tại khách sạn luôn sạch sẽ, thoáng mát; làm cho du khách cảm thấy thoải mái, tiện nghi như ở nhà. Các công việc nhân viên buồng phòng thường làm đó là dọn vệ sinh và sắp xếp vật dụng trong phòng; thay đồ vải như ga, chăn, vỏ gối; giặt là đồ vải đồng thời kiểm tra các trang thiết bị trong phòng thường xuyên đảm bảo thiết bị vận hành tốt, đáp ứng nhu cầu du khách.
Mức lương mà nhân viên buồng phòng nhận được thường nằm trong khoảng từ 4-8 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào quy mô khách sạn cũng như khối lượng công việc. Nếu hoàn thành tốt công việc; từ vị trí nhân viên buồng phòng bạn có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn như giám sát bộ phận buồng phòng; trưởng ca và lên các vị trí cao hơn.
-
Quản trị nhân sự
Khi học ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn; bạn sẽ được đào tạo về cách quản trị nhân sự trong môi trường du lịch với các công việc như tuyển dụng nhân sự, đào tạo nhân sự, sắp xếp, bố trí công việc phù hợp; đánh giá kết quả công việc và đề xuất mức lương xứng đáng theo năng lực nhân viên. Theo đó; tùy theo trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn có thể ứng tuyển vào vị trí này tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng.
-
Quản trị tài chính
Quản trị tài chính là một trong những khía cạnh bạn được đào tạo khi học ngành Quản trị Du lịch và khách sạn. Theo đó; công việc Quản trị tài chính bao gồm theo dõi doanh thu, chi phí hằng ngày và báo cáo với các cấp lãnh đạo; viết hóa đơn, hủy hóa đơn cho khách hàng; đồng thời đề xuất các phương hướng nhằm giảm chi phí, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
-
Nhân viên Marketing
Nhân viên marketing du lịch là một trong những công việc mà ứng viên ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn có thể thử sức. Với sự am hiểu về những đặc thù riêng trong ngành du lịch và kiến thức được đào tạo; bạn hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm công việc này. Và marketing hiện nay cũng được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng để tăng khả năng tiếp cận đến khách hàng trong thời đại cạnh tranh quyết liệt như hiện nay.
-
Trưởng bộ phận tại khách sạn, khu nghỉ dưỡng
Sau khi có đủ kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực du lịch; bạn có thể cân nhắc là ứng tuyển với các vị trí trưởng bộ phận tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng,… Trưởng bộ phận với nhiều trách nhiệm và áp lực hơn nên đi cùng với đó, bạn sẽ nhận được mức thu nhập tương xứng.
-
Giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực du lịch – khách sạn
Ngoài các công việc trên; bạn có thể lựa chọn công việc giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực du lịch tại các trường đại học; cơ sở giáo dục để truyền đạt kiến thức đến sinh viên và tìm hiểu thêm về ngành du lịch.
Ngành Du lịch hiện nay đóng vai trò là một trong những ngành kinh tế chủ đạo của nước ta với nhiều doanh nghiệp du lịch mọc lên và được đầu tư cơ sở vật chất dồi dào. Do đó, học ngành Du lịch và Quản lý Khách sạn, bạn sẽ không phải lo lắng về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai đâu nhé.
Pingback: Các trường có ngành Du lịch Khách sạn | Ngành Du lịch
Pingback: Ngành Du lịch gồm những nghề gì? | Ngành Du lịch