Ngành Du lịch Việt Nam lọt top 10 tăng trưởng của thế giới

Du lịch là một trong những lĩnh vực quan trọng; liên quan trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Hằng năm; ngành Du lịch mang lại cho Việt Nam một khoảng lợi nhuận rất lớn do sự thu hút của nó đối với khách du lịch ở trong và ngoài nước; chính vì vậy, vào cuối năm 2019 – đầu năm 2020 ngành du lịch Việt Nam đã lọt top 10 tăng trưởng của thế giới.

Ngành Du lịch ở Việt Nam hiện nay
Du lịch Việt Nam lọt top 10 tăng trưởng của thế giới

Tính đến đầu năm 2020; ngành Du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển nhanh; mạnh với lượng du khách quốc tế tăng trưởng cao. Giai đoạn 2016-2018; tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch quốc tế đạt 12,8%/năm.

Năm 2016, Việt Nam đón 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26% so với năm 2015; đóng góp trực tiếp đạt 6,96% vào GDP. Hai năm sau đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế; tăng 19,9% so với năm 2017, đóng góp trực tiếp ước đạt 8,5% vào GDP.

Nếu không có diễn biến bất thường; năm 2019 ngành Du lịch Việt Nam sẽ hoàn thành chỉ tiêu được Chính phủ giao; đón 18 triệu lượt du khách quốc tế. Trong 11 tháng của năm 2019; số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt xấp xỉ 16,3 triệu lượt, tăng 15,4% so với cùng kỳ; trong khi đó lượng khách quốc tế đến châu Á-Thái Bình Dương tăng khoảng 6%; đến Đông Nam Á tăng khoảng 5%.

Năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam cũng liên tục được cải thiện trên bảng xếp hạng của WEF; từ hạng 75/141 năm 2015 lên hạng 67/136 năm 2017; năm 2019 xếp hạng 63/140 nền kinh tế. Trong đó các nhóm chỉ số tăng hạng nhiều nhất: Mức độ mở cửa quốc tế (+15); sức cạnh tranh về giá (+13); hạ tầng hàng không (+11) so với năm 2017.

Việt Nam được bình chọn là Điểm đến du lịch hàng đầu châu Á; Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á; Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á; Hội An được bình chọn là Điểm đến thành phố văn hóa hàng đầu châu Á và nhiều giải thưởng danh giá khác tại lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới năm 2019.

Xu hướng vận động của ngành Du lịch
Năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện trên bảng xếp hạng của WEF

Hạ tầng ngành Du lịch cũng được quan tâm, đầu tư; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch; nhất là khách du lịch cao cấp…

Mặc dù nhiều năm qua; lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số; nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (10-40%). Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao; trung bình hơn 1.000 USD cho một chuyến 9 ngày.

Từ đó có thể thấy; ngành Du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và điểm nghẽn chưa được giải quyết triệt để, như: Công tác xúc tiến quảng bá chưa thực sự hiệu quả do hạn chế về nguồn lực; cơ chế vận hành; chưa thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch ở nước ngoài; Quỹ hỗ trợ và phát triển du lịch chưa được vận hành và đi vào hoạt động; hạ tầng sân bay có xu hướng quá tải, chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng cao về số lượng khách du lịch.

Chính sách thị thực nhập cảnh còn hạn chế so với các điểm đến cạnh tranh trực tiếp của du lịch Việt Nam như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…

Theo đó; ngành Du lịch Việt Nam đã nhìn nhận vấn đề và cố gắng tìm ra hướng đi mới cho “ngành Công nghiệp không khói” này. Những vấn đề được hướng đến thời điểm hiện tại chính là: Tổ chức lại hoạt động quảng bá; truyền cảm hướng cho du khách; cải thiện quá trình lập kế hoạch đặt dịch vụ của du khách; cải thiện trải nghiệm của du khách tại điểm đến;… Đặc biệt; đáng chú ý trong đó là giải pháp: Xây dựng mối quan hệ hữu cơ và gắn bó chặt chẽ giữa phát triển ngành hàng không và chắp cánh cho du lịch với nhiều giải pháp.

Ngoài ra, bài toán nâng cao năng suất lao động; ứng dụng các nền tảng công nghệ, liên kết và hợp tác theo chuỗi; tăng cường trách nhiệm xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường là những vấn đề rất nóng trong nhiều ngành nhưng với du lịch, dịch vụ và hàng không càng quan trọng.

Sự phát triển ngành Du lịch Việt Nam trong tương lai
Ngành Du lịch Việt Nam sẽ sớm tăng trưởng trở lại và phát triển mạnh mẽ

Do sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 vào năm 2020 trên quy mô toàn cầu; ngành Du lịch Việt Nam trong năm nay đã có phần chững lại; đây là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì đại dịch. Nhưng Bộ Văn hóa; Thể thao và Du lịch Việt Nam vẫn cố gắng kích cầu du lịch nội địa đồng thời đưa ra những kịch bản cho ngành Du lịch Việt Nam hậu Covid. Tin chắc rằng; ngành Du lịch Việt Nam sẽ sớm tăng trưởng trở lại và phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

2 thoughts on “Ngành Du lịch Việt Nam lọt top 10 tăng trưởng của thế giới

  1. Pingback: Dự đoán nhu cầu du lịch quốc tế 2021| Ngành Du lịch

  2. Pingback: Ông tổ ngành Lữ hành hiện đại Thomas Cook | Ngành Du lịch

Comments are closed.