Tin tức Du lịch
Lên Tây Nguyên tìm hiểu tục cà răng, căng tai của người Brâu
Trên dải đất hình chữ S là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa riêng đặc sắc. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng chu du đến miền đất Tây Nguyên để tìm hiểu một tập tục kỳ lạ của người Brâu.
Người Brâu có nguồn gốc ở Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Họ đang định cư ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) với trên 500 nhân khẩu. Những năm đầu ở vùng đất mới, người Brâu vẫn giữ được các tập tục của dân tộc mình ở đất Lào xa xôi. Trong đó, để được cộng đồng công nhận là người trưởng thành, xinh đẹp, giàu có… con gái, con trai Brâu ở ngã ba Đông Dương phải cà răng, căng tai.
Lỗ dái tai của bà người phụ nữ này có đường kính gần 5 cm.
Theo lời kể lại, bà được cà răng từ năm 13 tuổi. Đó là một ngày cuối năm, khi bản làng đang chìm trong bóng tối, hàng chục trai gái cùng độ tuổi và đã quy tụ tại nhà rông.
Sau khi già làng làm nghi thức cúng Yang (trời), tiếng chiêng vang lên báo hiệu buổi lễ bắt đầu. Những đàn ông thạo việc dùng hòn đá mài liên tục gần 2 tiếng, cho đến khi bốn chiếc răng cửa hàm trên sát đến tận lợi mới được xem là thành công. Họ đắp vào lợi một loạt cây rừng để tránh nhiễm trùng và cho vết thương mau lành.
Hoàn thành nghi lễ cà răng người đó mới được coi là trưởng thành và có quyền tự do tìm kiếm bạn tình. Nếu không thì bị người trong làng chê cười, bạn bè khinh rẻ và không có được vợ.
Cộng đồng người Brâu quan niệm tục cà răng là một nghi thức chuẩn mực. Răng siêu nhỏ cũng chính là khuôn mẫu về cái đẹp, đồng thời thể hiện lòng can đảm để vượt qua thử thách đầu đời. Đối với những người không được cà răng khi chết, linh hồn sẽ không về với thế giới của ông bà tổ tiên.
Nếu cà răng là một tín hiệu bắt đầu yêu đương, thì đứt dái tai đánh dấu cả một quá trình lâu dài, gắn với sự trưởng thành trên đường đời của phụ nữ Brâu.
Cặp bông tai được làm từ ngà voi.
Căng tai (síp tiêu) của nữ là một quá trình lâu dài. 1- 2 tuổi, trẻ em nữ đã được xâu lỗ tai để đeo khuyên. Khi mới xâu lỗ tai, các cô gái Brâu đeo một mẩu tre nhỏ. Mẩu tre này được thay đổi bằng những đôi khuyên tai to dần lên, to đến mức làm cho đôi dái tai bị đứt hẳn.
Nếu dái tai người con gái nào bị đứt thì xem là tín hiệu may mắn cho cả làng. Đó là một cách làm đẹp và vừa là cách thể hiện sự giàu có của gia đình. Người Brâu quan niệm lỗ xâu tai càng rộng càng đẹp, càng được đàn ông ngưỡng mộ.